NỘI TRỢ

tin-tuc

THỂ THAO

the-thao

LÀM ĐẸP

lam-dep

SỨC KHỎE

suc-khoe

Làm thế nào để dạy con ngoan, nghe lời bố mẹ? Rất nhiều gia đình có con tầm từ 3 tuổi trở lên gặp phải trường hợp này. Bé không vừa ý cái gì, giận dỗi hay nổi cáu là quăng ném đồ đạc đi. Lúc này mẹ nên giải quyết thế nào đây?
Bước 1: Trước tiên các mẹ cần tìm hiểu lý do vì sao con ném đồ khi cáu giận?
Thường là khi bé giận dỗi mẹ, khi cha mẹ không đáp ứng yêu cầu nào đó của bé. Bé có thể khóc toáng lên rồi ném các đồ vật ở gần bé đi để thể hiện cho cha mẹ biết là bé đang rất tức. Các bé tinh ranh lắm nhé, biết bắt nạt cha mẹ rồi đó. Chỉ cần 1 lần bạn chiều bé là bé sẽ làm tới.
Bước 2: Cung bậc đầu tiên bé sẽ khóc, gào thật to để “doạ” cha mẹ, khi bé lớn hơn một chút hoặc thấy khóc không giải quyết được bé sẽ tiến tới cung bậc thứ 2 là ném đồ đạc để hạ hoả.
Nhiều cha mẹ mới thấy con khóc đã vội đáp ứng yêu cầu của con ngày, dần dần sẽ hình thành thói quen xấu cho bé. Cha mẹ cần xem đòi hỏi của con có thích đáng không, có thể đáp ứng con được không? Nếu được cha mẹ hãy thoả mãn con ngay chứ đừng đợi con phải gào to lên rồi mới thoả mãn con. Còn nếu thấy yêu cầu của con là không đúng, cha mẹ không thể đáp ứng con thì bạn hãy cứ làm lơ bé đi. Mẹ có thể khéo léo kể một câu chuyện nào đó hoặc nhắc tới một việc nào đó để thu hút bé, giúp bé dần quên đi đòi hỏi ban đầu của mình.
Bước 3: Nếu bé vẫn không chịu và quay sang ném đồ đạc đi có nghĩa là bé đã có nhận thức nhất định và biết chống đối lại cha mẹ bằng cách thể hiện hành động cụ thể rồi đó.
>>> Xem thêm phụ nữ sau sinh nên ăn gì tại đây!
Dạy con ngoan
Thấy con quăng đồ đi chắc chắn cha mẹ sẽ rất ức chế, nhưng bạn cứ bình tĩnh, đừng quay ra quát lạt hoặc đánh con nhé. Mẹ hãy xử lý một cách khéo léo từ biện pháp nhẹ nhàng tới cứng rắn hơn.
Đầu tiên mẹ có thể ra nhặt đồ chơi cho con rồi nói với bé “em siêu nhân này bị ném đau quá, gãy chân không đi được rồi, anh L có thương em không?”; “ôi, con ném điều khiển làm hỏng rồi, tối nay 2 mẹ con không được xem tivi mất rồi”…. Các bé thường có trí tưởng tượng rất phong phú, câu nói của mẹ sẽ giúp bé nguôi ngoai và dần quên đi.
Bước 4: Nếu vẫn thấy không ổn, mẹ cần có biện pháp nặng hơn rồi đây.
Mẹ có thể đem món đồ chơi con mới vứt cất đi và nói “con ném đi thì mẹ sẽ cất chiếc oto này vào tủ, không cho con chơi nữa, ngày mai con mới được chơi”. Chắc chắn bé sẽ gào khóc nhưng mẹ hãy mặc kệ. Ngày mai khi con được chơi sẽ rất vui mừng!
Các mẹ lưu ý, với các cách này, không phải bé nào lần đầu tiên bị mẹ doạ vậy cũng sẽ sửa đổi được ngay và ngừng ném đò chơi. Các bé sẽ nhận thức dần dần rằng ném đồ sẽ bị vỡ không có để dùng hay ném đồ chơi đi sẽ không được chơi, từ đó bé sẽ giảm việc ném đồ chơi đi khi cáu giận.
Theo me va be

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment


Top